Monday, December 30, 2013

Dịch thuật Cabin chỉ dành cho quái kiệt

Sau 1 giây, vừa nghe xong chủ ngữ, dịch thuật viên cabin đã “nổ súng” và cuộc hành trình chuyển tải ngôn ngữ bắt đầu. Dịch thuật “cabin” được coi là khó nhất trong các loại hình phiên dịch vì dịch thuật viên phải nói song song với diễn giả, người ta nói đến đâu thì mình cũng phải dịch đến đó.


Sau 1 giây, vừa nghe xong chủ ngữ, dịch thuật viên cabin đã “nổ súng” và cuộc hành trình chuyển tải ngôn ngữ bắt đầu. Dịch thuật “cabin” được coi là khó nhất trong các loại hình phiên dịch vì dịch thuật viên phải nói song song với diễn giả, người ta nói đến đâu thì mình cũng phải dịch đến đó.


Am hiểu về lĩnh vực mình dịch là điều rất quan trọng gần như là bắt buộc nếu muốn trở thành phiên dịch giỏi. Chẳng thế mà Quỳnh Chi đã tự bắt mình nắm hầu hết các vấn đề liên quan đến lao động chẳng khác nào một chuyên gia. Một kiến thức bền vững như vậy giúp Chi rất tự tin. Thậm chí nếu tối nay người ta gọi mai đi dịch thì vẫn “OK”.

Thuật ngữ và con số luôn là những “chướng ngại vật” của các dịch thuật viên “cabin” nhất là trong các hội thảo chuyên ngành. Thực tế ngay chính các chuyên gia của VN cũng rơi vào trường hợp lần đầu nghe đến. Thành Quế - chuyên viên của Bộ LĐTB&XH thường xuyên phải “đối mặt” với các thuật ngữ như vậy. Bởi để tìm ra một từ sát nghĩa phù hợp với từ người nói đưa ra thật chẳng dễ chút nào.

Dịch thuật viên “cabin” - Lương cao nhưng không “dễ chơi”

Trong nghề dịch thuật có 2 loại chính là dịch ứng đoạn và dịch “cabin”. Dịch “cabin” vẫn được coi là “more challenging” vì phải cho ra sản phẩm ngay lập tức, không có thời gian nghỉ ngơi nên rất căng thẳng.

Chính vì thế chi phí trả cho phiên dịch “cabin” thường cao hơn phiên dịch ứng đoạn. Những dịch thuật viên “cabin” thường được nhận 250-300USD/ngày”.

Dịch thuật viên cabin được trả khá cao (250USD/ngày), nhưng cũng là tương xứng với lao động bỏ ra. Không phải cứ giỏi ngoại ngữ là ngay lập tức trở thành một phiên dịch cabin.

Thời gian đầu tư để trở thành một phiên dịch cabin “cứng” có thể là 2, 3 năm hoặc đến chục năm. Nhưng “khắc nghiệt” là ở chỗ thời gian cống hiến lại không lâu, phải nghỉ hưu sớm nên tuổi thọ nghề không cao. Bởi để làm dịch thuật viên cabin thì phải nhanh nhạy, điều này chỉ có ở những người trẻ.

Áp lực với người dịch cabin rất lớn. Có nhiều trường hợp người ta dừng hội thảo lại để đưa ra lỗi của phiên dịch ngay lúc đó. Thành Quế kể lại có lần khi đang dịch có một chuyên gia đứng lên “chỉnh” ngay làm anh cảm thấy hơi căng thẳng. Nhưng lập tức phải bình tĩnh lại để dịch tiếp. Anh Thân cho rằng: “Muốn thành thục thì phải biết cảm ơn những vấp váp, đó là những cơ hội trời cho để giúp mình tiến lên”. Tại những hội nghị lớn, được tiếp xúc với giới lãnh đạo, các chuyên gia nước ngoài là điều không phải ai cũng có cơ hội. Và họ học được rất nhiều từ đó.

0 comments:

Post a Comment